Ngành công nghiệp trang sức đang bước vào một giai đoạn chuyển mình đáng kể. Từ một thị trường phân mảnh, tâp trung vào nghề thủ công địa phương, ngành đang chuyển sang xu hướng thương hiệu hóa tương tự như đã từng xảy ra với đồng hồ xa xỉ. Các thương hiệu biểu tượng và dòng sản phẩm mang dấu ấn cá nhân đang dẫn đầu một chu kỳ tăng trưởng bên vững.
Trong quá khứ, trang sức thường được bán qua các nhà bán lẻ độc lập tại địa phương, tập trung vào nghề thủ công và di sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trang sức có thương hiệu đã thu hút được nhiều sự quan tâm. Các tên tuổi như Cartier, Bvlgari và Chopard từ lâu đã chi phối phân khúc xa xỉ, trong khi các thương hiệu đương đại như Messika và Pomellato đang thu hút khách hàng trẻ.
Khác với đồng hồ, sản xuất trang sắc không yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật, cho phép nhiều nhà sản xuất nhỏ tham gia thị trường. Ngoài ra, dịch vụ dán nhãn riêng trong ngành trang sắc phổ biến hơn so với đồng hồ, đặc biệt là ở các phân khúc cao cấp.
Xem thêm: Panthère de Cartier: biểu tượng trong lịch sử trang sức cao cấp
Sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng
Thế hệ người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt là Millennials và Gen Z, coi trọng những sản phẩm mang dấu ấn thương hiệu, có câu chuyện đổi mới và ý nghĩa xã hội. Họ tìm kiếm những trang sắc đáp ứng được yêu cầu về nguồn cung ứng và chất lượng cao.
Brilliant Earth là một ví dụ điển hình khi tận dụng xu hướng này, nhấn mạnh sự bền vững và đạo đức trong chuỗi giá trị, đồng thời sử dụng 96% vàng tái chế để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Tiếp thị kỹ thuật số đang thay đổi cách thức trang sức được nhận biết và bán. Các nền tảng trực tuyến giúp các thương hiệu giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, bỏ qua các kênh bán lẻ truyền thống. Các thương hiệu như Blue Nile và Brilliant Earth cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa để giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn.
Tuy nhiên, các nhà kim hoàn độc lập vẫn gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các công ty lớn được trang bị tốt hơn về chuỗi cung ứng và chi phí tiếp thị. Mặc dù ngành công nghiệp trang sức đang chứng kiến sự trỗi dậy của các thương hiệu lớn, thị trường phân mảnh vẫn mang lại cơ hội cho các nhà kim hoàn độc lập. Sự cá nhân hóa và tính độc đáo là điểm mạnh của họ, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thủ công, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Các nhà kim hoàn nhỏ có thể tận dụng chuyên môn địa phương và kỹ thuật truyền thống để thu hút những khách hàng đang tìm kiếm sự khác biệt. Thay vì cạnh tranh trực tiếp, họ có thể xây dựng giá trị từ sự khác biệt và tính độc đáo của mình.
Một số nhà kim hoàn độc lập đã thành công khi hợp tác với các thương hiệu lớn hơn, tận dụng nguồn lực để mở rộng phạm vi tiếp cận mà không đánh mất bản sắc. Điều này mở ra cơ hội để hòa nhập giữa truyền thống và đổi mới, tạo ra các sản phẩm độc đáo hơn.