Sự khác biệt giữa bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ và đồng hồ Nhật Bản ở chỗ nào?

Đăng bởi Nguyễn Kỳ Lân Luxury vào lúc 03/10/2020

Nhật Bản và Thụy Sỹ được đánh giá là hai cường quốc chuyên lĩnh vực sản xuất các linh kiện và lắp ráp các dòng đồng hồ hoàn chỉnh, chất lượng vượt trội. Mỗi bên đều sở hữu các bộ máy có thế mạnh riêng để có thể “thống lĩnh” cả thị trường đồng hồ thu về danh số “đáng ngờ”. Hôm nay KỲ LÂN LUXURY sẽ giới thiệu với bạn chi tiết về bộ máy đồng hồ Nhật Bản và Thụy Sỹ cùng với các điểm khác nhau giữa hai dòng máy này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ

Bộ máy được ví như linh hoàn của đồng hồ và Thụy Sỹ đã may mắn sở hữu các bộ máy ETA có độ chính xác và độ bền cao. Chính vì lẽ đó mà Thụy Sĩ đã trở thành nơi ươm mầm cho ngành công nghiệp đồng hồ trên thế giới.

Cỗ máy này được sản xuất bởi ETA SA Swiss Watch Manufacturer từ năm 1856. Từng năm hãng cho ra mắt khoảng 5 triệu cỗ máy áp đảo các hãng sản xuất khác.

Một phần bộ máy sẽ được cung ứng cho tập đoàn Swatch Group của Citizen, số lượng còn lại thì giải quyết theo các đơn hàng đặt từ các thương hiệu đồng hồ khác.

Ngoài ra thì bộ máy Quartz được ETA nhanh chóng bắt kịp xu thế với những loại máy cơ tự động Automatic. Tiêu biểu là hai Cal.6497 và Cal.6498 ở các dòng máy Thụy Sỹ được trang bị tính năng thể thao Chronograph.

Hãng sản xuất các linh kiện và bộ máy ETA đã phát triển thành nhiều bộ máy để chinh phục người dùng như Cal 7750, 7751, 7754, Cal 2896, 2897, 2891-A9,  Cal.2893-1, Cal 2832-A2, Cal.2893-A2, Cal.2094… Các cỗ máy được đánh giá cao về độ chính xác, tinh xảo và cầu kỳ.

Bên cạnh đó ETA thì Thụy Sỹ còn rất nhiều các nhà máy sản xuất bộ máy khác như BNB với HD3 Complication Bi – Tourbilon Vulcania, La Joux – Perret, Agenor với Chaumet Open Face, Ronda, Soprod…

2. Bộ máy đồng hồ Nhật Bản

Khác với Thụy Sĩ thì các bộ máy đều được cung ứng từ các hãng sản xuất bên ngoài. Ở Nhật Bản, các thương hiệu như Citizen, Seiko, Orient… đều sở hữu lợi thế khi tự có thể sản xuất được bộ máy qua việc tự xây dựng nhà máy sản xuất riêng biệt.

Ưu điểm lớn nhất là chất lượng ổn định, độ bền tương đối với giá thành hợp lý. Ngoài ra thì việc tìm mua một cách dễ dàng cũng là lý do vì sao bộ máy Nhật Bản có được sự cạnh tranh lớn với đồng hồ Thụy Sỹ.

Miyota Citizen có thể tự sản xuất được gần 2 triệu bộ máy có chất lượng ngang với Thụy Sỹ. Một thương hiệu khác của Đức, Thụy Sỹ đều lựa chọn bộ máy Miyota để vận hành các dòng đồng hồ của mình đặc biệt là Miyota 9015 với tần số dao động tới 28.800VPH và trữ cót tới 42 giờ.

Seiko – thương hiệu thứ 5 trên thế giới đã có đơn vị sản xuất đồng hồ riêng của mình. Với 3 nhà máy độc lập để sản xuất đồng hồ riêng biệt là Seiko Enso, Instrument và Time Module.

Bộ máy của Orient cũng được đánh giá là tốt phù hợp với chất lượng được kiểm định ngặt nghèo. 100% quy trình chế tác được làm thủ công.

Với chính những lý do đã khiến các hãng của Nhật Bản không thua kém gì các anh chàng của Thụy Sỹ bởi độ bền cũng như độ chính xác gần như tuyệt đối.

3. Điểm khác nhau và thế mạnh của từng loại

Điểm khác nhau dễ nhận ra nhất đó là một bên sở hữu nhà máy riêng và một bên phải chịu sự chi phối của bên thứ hai. Điều này đã góp phần tạo ra sự chênh lệch về giá cả không hề nhỏ.

Điểm khác tiếp theo liên quan tới phân khúc đồng hồ. Đồng hồ Thụy Sỹ bán ra thị trường có giá gấp nhiều lần so với Nhật Bản.

Tuy nhiên thì bộ máy do ai sản xuất thì mục tiêu hướng đến vẫn là khách hàng. Từng thế mạnh của bộ máy đồng hồ Thụy Sĩ nếu có thể làm lay động trái tim của khách hàng thì Nhật Bản cũng có thể làm được điều đó bởi bộ máy vận hành thời gian tiếp cận được đông đảo số lượng người dùng bình dân.

 

Như vậy bạn có thể thấy rằng từng thương hiệu đều sở hữu những điểm mạnh riêng biệt để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Mong rằng đó sẽ là một phần thông tin hữu ích gửi cho khách hàng có thể tìm kiếm cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kỳ Lân Luxury
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
zalo