Số lượng người dùng sử dụng đồng hồ đeo tay ngày càng phổ biến hơn trước và một trong số những vấn đề quan trọng mà được nhiều người quan tâm đó chính là sai số ở các cỗ máy thời gian. Bình thường thì khi đeo đồng hồ pin thạch anh, chỉ số sai số sẽ thấp nhất chỉ dưới 5s/ngày. Với đồng hồ automatic thì sự chênh lệch sẽ khoảng 25 – 40s/ngày. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà sự sai số tới tận hàng phút/ngày. Vậy các lý do đó là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của KỲ LÂN LUXURY để giải mã nguyên nhân nhé!
1. Điểm danh những lý do khiến đồng hồ chạy sai giờ
Đồng hồ Quartz là những dòng cỗ máy được chạy bằng Pin thạch anh. Mỗi lần mà thay Pin mới thì hạn sử dụng của nó có thể duy trì từ 1 – 3 năm (phụ thuộc vào thiết kế). Và thậm chí thì một số cỗ máy còn có pin ngắn hạn hơn chỉ dưới khoảng 7 tháng.
Khi pin sắp hết thì theo đó các quy luật những bộ phận ở đồng hồ sẽ chạy chậm theo và tất nhiên khi kim đồng hồ bị quay chậm sẽ làm cho sự sai số càng thể hiện rõ. Ngoài ra khi bạn để pin tiếp xúc với nước sẽ dẫn tới pin bị ẩm, gỉ sét làm nguồn điện phát ra yếu dần đi. Đây cũng là một phần nguyên nhân làm cho cỗ máy đồng hồ Quartz bị chạy sai và trì trệ.
Đồng hồ bị nhiễm từ
Dù là đồng hồ cơ hay Quartz thì vẫn có nhiều khả năng nhiễm từ khi bạn dùng chung với các thiết bị điện khác. Tuy nhiên thay vì sử dụng đồng hồ automatic không có động cơ điện như các dòng Quartz nên nguy cơ nhiễm từ sẽ cao hơn.
Nếu đồng hồ mà bị nhiễm từ thì sự sai số sẽ nhảy vọt tới 15 – 20s với các dòng Pin và dòng cơ sẽ tới 1 – 2 phút (phụ thuộc vào mẫu cụ thể). Và để khắc phục tình trạng trên bạn cần để đồng hồ ra xa các khu vực có từ trường mạnh và chỉ số nhiễm từ cao.
Kim đồng hồ bị ma sát với mặt trong của đồng hồ
Đây là tình trạng dễ gặp ở trên các mẫu Quartz chạy pin bởi đặc thù sẽ xảy ra khi va chạm quá mạnh. Hệ thống 3 kim sẽ bị lỏng lẻo và thậm chí là bị chạm ở mặt trong.
Sau khi mà kim bị chạm vào mặt trong thì chốt kim có ma sát, tốc độ di chuyển sẽ giảm dần và thậm chí là ngừng hẳn. Để có thể khắc phục được tình trạng này thì bạn nên đem đồng hồ tới các cơ sở sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành để kịp thời khắc phục.
Hệ thống bánh răng “đình công”
Trong mọi mẫu đồng hồ nào thì hệ thống bánh răng luôn là bộ phận có vai trò chủ chốt. Tuy nhiên một phần dẫn tới sai số là do chính bánh răng.
Khi bánh răng không được bôi trơn hoặc lau dầu thường xuyên thì sẽ nhanh chóng bị “khô dầu”, quá trình quay giữa các trục bánh răng trở lên chậm hơn và làm cho kim đồng hồ chạy chậm hơn so với mức bình thường.
Để khắc phục tình trạng này thì bạn nên đem đồng hồ đi lau dầu để chống trường hợp bị gỉ sét. Khi mà bộ máy bánh răng được vận hành trơn tru thì đồng nghĩa các kim đồng hồ sẽ được chạy đúng giờ, không bị sai số quá lớn.
Hệ thống IC bị hỏng
Tuy điều này sẽ không xảy ra nhưng không đồng nghĩa với mọi trường hợp đều khắc phục được. Bộ não IC của đồng hồ đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể vận hành bộ máy nên nếu IC bị hỏng thì kéo theo hệ thống bánh răng, kim đồng hồ và sự sai số là chuyện không tránh khỏi.
Cách tốt nhất để có thể hạn chế là nên nhanh chóng đưa đồng hồ tới các trung tâm bảo dưỡng để kịp thời sửa chữa.
2. Các vật dụng mà người dùng đồng hồ cần tránh xa
Những lý do trên thì hệ thống IC, bánh răng và kim đồng hồ ma sát, pin hết năng lượng thì chỉ có cách là đem đi bảo dưỡng. Bạn nên hạn chế tình trạng nhiễm từ trên các đồng hồ bằng việc để nam châm điện “ra ngoài phạm vi” của các cỗ máy thời gian.
Hiện nay thì việc mà không để đồng hồ tiếp xúc với từ trường là điều khá khó khăn bởi nhưng thiết bị xung quanh ta đều có nam châm điện chứa từ trường lớn. Bạn chỉ nên hạn chế sử dụng như smartphone, laptop… chứ không phải không sử dụng.
Trên đây là những điều KỲ LÂN LUXURY muốn chia sẻ với bạn về các thông tin xoay quanh việc đồng hồ bị chạy nhanh chậm cũng như các vật dụng bạn nên tránh để làm hư hỏng đồng hồ đeo tay nhé!