Đồng hồ mới mua về thì khả năng phát quang rất sáng trong bóng tối nhưng nếu để một thời gian lâu sử dụng thì nó sẽ yếu dần đi? Vậy lý do nằm ở đâu? Hãy cùng KỲ LÂN LUXURY khám phá qua bài viết dưới đây.
Dạ quang đồng hồ là gì? Có bao nhiêu loại dạ quang đồng hồ?
Dạ quang – ánh sáng “lạnh” tương phản so với huỳnh quang – ánh sáng “nóng” với khả năng phat sáng không tỏa nhiệt trong bóng tối.
Lịch sử của ngành đồng hồ sử dụng 3 loại vật liệu để làm sáng kim và phần mặt số đồng như là radioluminescence, tritium, lân quang(Phosphorescence).
Chất liệu Radioluminescence: Có thể phát ra được ánh sáng và liên tục bền bỉ suốt 50 năm rồi tắt. Tuy nhiên thì đây là chất phóng xạ độc gây ung thu và những năm 1950 trở đi thì nó đã cấm sử dụng vĩnh viễn cho đồng hồ.
Nếu bạn sở hữu dòng đồng hồ phát quang trước những năm 1960 thì sẽ thấy không cong quát quang nữa bởi thành phần kẽm Sunfua bị ion hóa. Các thành phần phóng xạ radium vẫn còn trong đồng hồ cho nên khi sở hữu hoặc sửa chữa đồng hồ phát quang cổ xưa thì bạn phải lưu ý yếu tố này.
Chất liệu Tritium ở các dòng đồng hồ quân đội chuyên dụng hoặc đồng hồ phục vụ cho ngành phải hoạt động buổi tối với tuoor thọ trung bình tới 12.3 năm, một số dòng đồng hồ sở hữu kỹ thuật cao có thể kéo dài tuổi thọ của Tritium tới 25 năm. Nó có thể phát quang liên tục mà không sử dụng sạc và được tái tạo với đa dạng màu sắc khác nhau.
Lân quang – hợp chất hóa học của kim loại đất hiếm và tùy vào chất liệu, công thức mà bạn thấy các loại lân quang đồng hồ hiện nay như là SuperLumiNova, LumiBrite, Nautilite, NoctiLumina,…
Lân quang phát quang mạnh hơn hẳn so với tritium nhưng thời gian phát quang chỉ kéo dài từ 2 – 10 tiếng rồi sẽ tắt dần và phải nạp nguồn sáng.
XEM THÊM!!! Đồng hồ Piaget Gold Diamonds
Tại sao đồng hồ bị yếu dạ quang qua một thời gian sử dụng?
Chất Tritium sau khi sử dụng thời gian từ 12.3 năm tới 25 năm thì sẽ cạn năng lượng và không thể phát quang.
Đối với chất liệu lân quang thì lân quang vĩnh viễn không bị cạn năng lượng nhưng sẽ”tắt nắng” khi nó được tiếp xúc với nước, độ ẩm cao.
Nước, độ ẩm và nhiệt độ là 3 yếu tố làm dạ quang của lân quang yếu dần đi.
Khi đồng hồ bị vào nước, xông hơi lên phần mặt số sẽ làm cho dạ quang yếu dần, bị rửa trôi và không còn sáng bóng.
Cho đồng hồ tiếp xúc với môi trường nhiệt độ nóng lạnh không thường xuyên sẽ làm môi trường ở bên trong đồng hồ bị biến đổi và xuất hiện thêm hiện tượng ngưng tụ hơi nước làm cho mặt đồng hồ bị hấp hơi và chất liệu dạ quang bị ảnh hưởng.
XEM THÊM!!! Đồng hồ Cartier Gold Diamon