Tìm hiểu những tiêu chí quyết định lựa chọn một loại đồng hồ đeo tay thời trang đẹp (PHẦN 2)

Đăng bởi Nguyễn Kỳ Lân Luxury vào lúc 23/09/2020
  • Chọn mua đồng hồ thời trang theo chất liệu

Chất liệu mua đồng hồ cũng là một thành tố quan trọng để quyết định được thời gian sử dụng của sản phẩm. Cho nên khi bạn muốn mua đồng hồ thì hãy nghĩ đến yếu tố này. Chất liệu làm đồng hồ nó quyết định đến độ bền trong suốt quá trình sử dụng.

  • Chọn chất liệu dây đồng hồ đeo tay thời trang

Chất liệu dây đồng hồ là yếu tố ngoại hình cho đồng hồ của bạn. Một chiếc dây tốt sẽ mang lại cho bạn phong cách cá nhân khác nhau.

Đồng hồ kim loại thường sử dụng 8 loại chất liệu phổ biến, có tính ứng dụng cao như:

  • Kim loại inox – thép không gỉ 316L: Chất liệu này đạt 5.5 – 6 điểm ở thang đo Mohs. Lợi thế là cứng, không bị gỉ sét, giá thành phải chăng. Nhược điểm là dễ trầy xước.
  • Kim loại mạ vàng: Độ cứng của kim loại vàng là 9 điểm. Ưu điểm là sang trọng, chống trầy xước tốt. Tuy nhiên giá thành thì không hề rẻ bởi nó được đánh giá vô cùng cao về thiết kế lẫn độ bền của máy.
  • Titanium: Chất liệu titan đạt từ 6/10 điểm về độ cứng, độ bền và nhẹ. Tuy nhiên nhược điểm là khả năng chống trầy xước ở mức trung bình. Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc máy làm từ chất liệu này thì cũng nên cân nhắc bởi vì hầu như những mẫu titanium đều được gia công bằng lớp ion hóa bề mặt giúp tăng độ cứng lên so với các mẫu mã khác.
  • Gốm Ceramic: Độ cứng của ceramic ở dạng cao từ 8 – 8,5 điểm. Thương hiệu đi đầu cho nền sản xuất từ gốm là rado. Ưu điểm là nhẹ, đẹp và cứng nhưng giá thành thì lại khá đắt đỏ.
  • Vàng 18K: Chất liệu vàng với ưu điểm là sang trọng, cầu kỳ thì nó còn có khả năng chống ăn mòn cao. Nhược điểm thì khá đắt, độ cứng thấp chỉ khoảng 2.5/10điểm. Longines là đồng hồ phổ biến sở hữu chất liệu vàng 18k trong chế tác đồng hồ.
  • Platinum: Bạch kim có khả năng chống trầy xước thấp dưới 5 điểm. Ưu điểm là chống gỉ sét, ăn mòn cao. Giá thành cao.
  • Tungsten: Chất liệu này có khả năng chống trầy xước ở mức 7.5 điểm. Ưu điểm là kháng hóa chất, ăn mòn, oxy hóa và chịu lực tốt. Nhược điểm là không được phổ biến.
  • Tantalum: Loại chất liệu hiếm gặp để gia công đồng hồ. Ưu điểm là độ cứng ổn định, chống ăn mòn cao. Ưu điểm là độ cứng ổn định, thường được dùng trong chế tạo dụng cụ thí nghiệm.

Bên cạnh đó thì đồng hồ kim loại còn được sử dụng những loại dây da phổ biến, ứng dụng rộng như:

  • Dây da giả vân cá sấu: Thời gian sử dụng từ 6 – 12 tháng. Ưu điểm là dây đẹp, mang tới phong cách điểm nhấn cổ điển, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thay mới. Nhược điểm là dễ bong tróc, độ bền thấp.
  • Dây da vân nguyên bản cao cấp Full Grain: Loại dây này có độ bền cao sử dụng tới 36 tháng. Khi đeo cảm giác nhẹ, thoải mái và tinh tế. Nhược điểm là chi phí khá đắt đỏ. Những thương hiệu Longines, Hublot thường sử dụng các chất liệu da tự nhiên này để chế tác đồng hồ của mình.
  • Bên cạnh đó thì bạn vẫn còn có thể mua đồng hồ bằng các loại dây Nato, vải, nhựa hay cao su… Giá thành sản phẩm khá rẻ, đa dạng màu sắc nhưng lại kém sang trọng và tinh tế.

Những tiêu chí khác là gì hãy cùng đợi ở phần tiếp theo của bài viết nữa nhé!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kỳ Lân Luxury
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
zalo