Để có thể chế tác ra các sản phẩm đồng hồ đeo tay phải đòi hỏi chất liệu khác nhau và một trong những chất liệu để sử dụng trong lĩnh vực này chính là gốm Ceramic. Vậy gốm Ceramic là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của shop KỲ LÂN LUXURY để có câu trả lời nhé!
1. Gốm Ceramic là gì? Tìm hiểu về đồng hồ Ceramic
Gốm Ceramic là gì?
Gốm Ceramic hay còn được gọi là ceramic nói chung được phát minh sau khi loài người phát minh ra lửa và học cách làm nhà. Cho nên nó đã xuất hiện cũng khá lâu nhưng nó không phải là kim loại nên không được xếp vào dòng vật liệu hữu cơ mà là chất rắn vô cơ.
Thoạt đầu bạn nghe tên thì chắc hẳn sẽ cảm giác nó không chắc chắn, ọp ẹp dễ vợ nhưng khi nó tham gia vào quy trình chế tác thì gốm này lại sở hữu các đặc tính vượt trội mà ít các vật liệu khác có.
Đồng hồ Ceramic là gì?
Đây là loại đồng hồ có các chi tiết, bộ phận sử dụng chất liệu gốm để chế tác. Gốm được sử dụng trong chế tác đồng hồ bởi hợp chất oxi, nito và cacbon. Các bộ phận khác để chế tác từ gốm gồm có dây đeo, vỏ, khung, vòng bezel.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của đồng hồ Ceramic
Gốm Ceramic được thử nghiệm đưa vào chế tác đồng hồ khi sản xuất đồng hồ Rado. Chiếc máy đầu tiên ra đời có tên là Diastar được Rado ra mắt từ năm 1962.
Năm 1973 thì biến thể của Ceramic được nhà sản xuất Omega phát triển chế tác bộ khung đồng hồ. Sau khi nghiên cứu thì chiếc Seamaster Cermet được chế tác phần khung làm từ gốm.
Năm 1986 thì hãng IWC chính thức cho ra ấn phẩm IWC Da Vinci Ref 3755 và đã đánh dấu được bước tiến quan trọng cho sử dung gốm chế tác đồng hồ. Trong suốt thời gian sau thì gốm liên tục được lựa chọn và được đưa vào chế tác các bộ phận, chi tiết của đồng hồ từ mặt số, núm điều chỉnh, khóa cài…
2. Ưu điểm nổi bật và hạn chế của vật liệu Ceramic trên đồng hồ
Ưu điểm của Ceramic
- Siêu nhẹ: Ceramic được xem là vật liệu siêu nhẹ với trọng lượng chỉ 2 – 6 gam/centimet khối trong khi đó thì thép không gỉ là 8 gam/centimet khối và titanium khoảng 4.5g/centimet khối.
- Độ cứng và độ bền cao: Sức bền của nó được xem là ưu điểm vượt trội nhất. Chỉ cần 1 sức ép vừa đủ thì ceramic có thể trở thành chất liệu bền nhất. Gốm kỹ thuật hóa sử dụng trong chế tác đồng hồ sở hữu độ cứng đáng ngưỡng mô dao động từ ngưỡng 1000 – 4000mpa gấp 3 – 4 lần titanium.
- Chịu nhiệt tốt: Gốm tạo thành sau quá trình nung ở nhiệt độ cao nhưng vẫn giữ được nguyên dáng hình ban đầu cũng như độ chịu nhiệt cực tốt.
- Tính thẩm mỹ cao: Dây đeo thiết kế từ Ceramic đem đến độ thẩm mỹ cao cho sản phẩm với độ sáng bóng và sang trọng tuyệt đối.
- An toàn, không độc hại: Sở hữu tính trợ nên sản phẩm không gây độc hại cũng như kích ứng cho da.
Những hạn chế của Ceramic
- Dễ bị sứt mẻ: Ceramic có độ cứng cao nên trong suốt quá trình sử dụng dễ bị va chạm và bị vỡ, sứt mẻ.
- Yêu cầu kỹ thuật chế tác cao: Để có thể sử dụng được ceramic làm đồng hồ thì yêu cầu kỹ thuật với người chế tác cực cao. Bởi nó là vật liệu đặc biệt, nhiều tính năng nên không phải ai cũng có thể chế tác được ceramic dẫn tới mức giá đắt cho sản phẩm là điều vô cùng dễ hiểu.
Trên đây là những chia sẻ của shop KỲ LÂN LUXURY muốn gửi gắm đến với khách hàng về loại gốm Ceramic. Ceramic tự hào là chất liệu số 1 về chất lượng cho độ bền, độ thẩm mỹ cũng như sự an toàn tuyệt đối dành cho người tiêu dùng.