3. Vật liệu
- Brass – Đồng thau: sở hữu màu vàng là loại hợp kim của kẽm và đồng. Đồng thau được dùng để chế tạo cầu nối, bộ khung của đồng hồ. Đặc biệt, chi tiết máy đồng hồ cần đảm bảo sự chống ăn mòn nên nhà sản xuất thường sử dụng các chi tiết từ niken,rhodi hoặc vàng.
- Carbon Fiber – Sợi carbon: Loại vật liệu công nghệ cao thuộc về ngành hàng không vũ trụ hoặc xe hơi với tính chất nhẹ, bền, không bị ăn mòn và có độ cứng thường để chế tác phần vỏ khung, mặt số.
- Cerachrom: gốm ceramic đặc biệt theo công thức riêng của Rolex. Chất liệu này thường được chế tác đồng hồ chủ yếu ở phần vành bezel có độ cứng cao, khả năng chống trầy xước và độ thẩm mỹ cao.
- German Silver – Nickel Silver – Bạc Đức – Bạc Niken: Hợp kim giả bạc được chế tạo từ người Đức nhưng không chứa yếu tố Bạc. Thành phần của hợp kim German Silver gồm nickel kẽm, đồng…
- Glucydur: Hợp kim của đồng và gucinum. Tính chất là chống gỉ, kháng từ, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ, glucydur ứng dụng cho phần bánh xe cân bằng.
- Gold – vàng: Vật liệu để chế tác phổ biến là hợp kim, có thể kể tới các hợp kim chứa vàng như Pink Gold, Yellow Gold, Rose Gold, Red Gold, White Gold.
- Mineral Crystal: Loại thủy tinh công nghiệp có độ bền cao để chế tác mặt kính cho đồng hồ tầm trung.
- Nivarox: Hợp kim của sắt, niken, crom, titan và berili. Nivarox sở hữu độ đàn hồi lớn, khả năng kháng từ và chịu nhiệt tốt. Hiện tại thì đây là chất liệu phổ biến để chế tạo dây tóc đồng hồ.
- Palladium – Paladi: Paladi màu trắng có khả năng chống ăn mòn cao hơn cả bạch kim. Độ cứng hơn, sáng hơn để chế tạo vỏ khung và dây đeo.
- Platinum – Bạch kim: Khả năng chống ăn mòn tốt, kim loại quý hiếm để làm vỏ khung, dây đeo.
- Resin – Nhựa: Ít xuất hiện ở mẫu đồng hồ cơ thường được sử dụng cho các dòng đồng hồ điện tử.
- Rubber – Caoutchouc – Cao su: Vật liệu quen được sử dụng làm dây đeo hoặc đệm bảo vệ nút bấm.
- Sapphire – Sapphire Crystal – Tinh thể Sapphire: Có độ cứng cao thường dùng làm mặt kính, chân kính.
- Silicon: Chất liệu có độ bền cao dùng để chế tạo dây cót, bộ phận chịu ma sát trong bộ máy của đồng hồ cơ.
- Stainless Steel – Thép không gỉ: Nguyên liệu phổ biến với giá cả phải chăng. Hiện nay, thép không gỉ để chế tạo đồng hồ là loại 316L với độ bền cao và khả năng chống gỉ tốt.
- Tantalum – Tantali: Hợp kim xám, siêu cứng. Đây là hợp kim khó bị ăn mòn, không gây dị ứng dùng để chế tạo các chi tiết cần chống trầy xước cao.
- Titanium – Titan: Sở hữu màu xám, tính năng chống ăn mòn nên nó được sử dụng cho kiểu dáng đồng hồ lặn. Tuy nhiên khá dễ bị trầy xước.
Vậy các thuật ngữ khác như thế nào thì hãy theo dõi bài viết ở ngay phía sau nhé!