Patek Philippe Calatrava
Tiếp theo là dòng Calatrava của Patek Philippe. Với thiết kế có giá mềm nhưng lại cao hơn so với các thương hiệu khác. Vậy tại sao? Bởi đơn cử vì Caltrava không có các phiên bản thép chỉ có phiên bản làm từ vàng khối.
Nếu như logo của Vacheron Constantin là chữ thập Maltese thì logo của Patek Philippe là chữ thập – Calatrava. Đây là biểu tượng liên quan tới thời Phục Hưng – tượng trưng cho các kỵ sỹ trong cuộc chiến bảo vệ pháo đài Calatrava.
Tương tự vậy, các chi tiết làm bạn nhận ra đồng hồ Patek Philippe là phần khóa gập. Ở khóa này là biểu tượng chữ thập Calatrava với đường uốn lượn tinh xảo. Tuy nhiên, nhiều người ở Việt Nam thường gọi chi tiết này là khóa hoa thị.
Calatrava khác với dòng Fifty Six đầu tiên là giá cả, mức giá tối đa cũng không cao như dòng Fifty Six. Các mẫu Calatrava chỉ đơn thuần là khả năng hiển thị giờ phút cơ bản, nhưng đôi khi sẽ thêm lịch ngày để tiện dụng hơn. Những tính năng Tourbillon, lịch vạn niên được thiết lập sẵn trong bộ sưu tập.
Với các tính năng hạn chế nhưng dòng sản phẩm này lại sở hữu một đặc điểm thú vị. Từng năm, Patek Philippe giới thiệu một số mẫu Calatrava phiên bản giới hạn với phần mặt số tráng men, vẽ bức tiểu họa. Các thiết kế tập trung vào tính nghệ thuật, phương thức chế tác thủ công. Cho nên mặt số của Calatrava không có quá nhiều chỉ báo.
XEM THÊM: Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 5119J-001
Điểm mạnh:
- Thiết kế vô cùng thanh lịch và đẹp mắt
- Phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng hàng ngày
- Thương hiệu nổi tiếng bậc nhất mà nhiều người biết tới
- Sở hữu bộ sưu tập mặt tráng men đặc biệt
Điểm yếu:
- Tính năng còn bị hạn chế
- Mức giá khởi đầu khá cao so với hai thương hiệu còn lại
Audemars Piguet Jules Audemars
Bộ sưu tập đồng hồ của Vacheron Constantin với việc lấy tên theo năm ra mắt các mẫu đồng hồ nguyên bản, của thương hiệu đồng hồ Patek Philippe qua việc lấy tên theo biểu tượng, còn Audemars Piguet thì lấy tên theo người sáng lập ra thương hiệu. Và không ai khác chính là Jules Louis Audemars. Ông cùng với Edward Auguste Piguet cùng tạo ra sản phẩm Audemars Piguet năm 1875. Khi nhắc tới Audemars Piguet, người chơi hay nghĩ tới Royal Oak. Bộ sưu tập này đã cứu cánh cả thương hiệu, tránh việc bị phá sản hoặc rơi vào tay một tập đoàn. Tuy nhiên, chính vì sự thành công thì người chơi quên đi rằng Audemars Piguet còn có các bộ sưu tập khác.
Giống với chiếc Vacheron Constantin, bộ sưu tập Jules Audemars với các phiên bản đa dạng hơn. Chúng với các mẫu vàng khối với các phiên bản từ thép. Tính năng có thể đơn giản tựa như ba kim một lịch tới mức phức tạp như Điểm chuông báo giờ với Lịch vạn niên.
Trong ba bộ sưu tập, Jules Audemars đi theo một thiên hướng cổ điển nhất. Bộ vỏ làm tròn trịa, với phần bezel dày dặn. Điều này làm cho diện tích phần mặt số bị nhỏ và mang tới cảm giác hơi chật hẹp. Tuy nhiên, với các phiên bản không có nhiều các tính năng, mặt số nhỏ phù hợp hơn, không để thừa nhiều không gian.
Phần khóa dây làm được theo logo thương hiệu nhưng chúng ta sẽ không có biểu tượng chữ thập, các câu chuyện về kỵ sỹ như dòng Vacheron Constantin, Patek Philippe. Thay vào đó thì là hai chữ AP – viết tắt của tên thương hiệu.
Với điểm thú vị ở thương hiệu Vacheron Constantin mà nhắc tới chính là rotor ở các mẫu đồng hồ tự động. Với một số bộ máy thì rotor được chạm khắc gia huy của dòng Audemars và Piguet đối xứng nhau. Chính chi tiết này vô cùng thú vị và mang tới nét riêng của thương hiệu.
XEM THÊM: Rolex DateJust 41mm Oystersteel & Everose Mặt Số Sundust
Điểm mạnh:
- Mức giá khởi đầu khá tốt với khoảng giá rộng
- Tính năng vô cùng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng.
Điểm yếu:
- Thương hiệu không quá mạnh nếu so với hai cái tên ở trên (ở Việt Nam)
Kết luận
Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về ba dòng Entry Level của ba dòng thương hiệu đồng hồ cao cấp, nổi tiếng. Nếu bạn thích đồng hồ nào và mong muốn sở hữu chiếc máy nào thì hãy nhanh chân đến với KỲ LÂN LUXURY nhé!