Khi nhắc tới dòng đồng hồ Rolex Daytona, Audemars Piguet Royal Oak hay Patek Philippe Nautilus thì bạn chắc hẳn đều đặt ra suy nghĩ điểm chung của nó là gì? Một trong những điểm chung nổi bật nhất là sản phẩm mang tính biểu tượng kéo dài từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước. Patek Philippe Nautilus được xếp vào danh sách Waiting list đợi mua tới hàng cây số.
Tuy nhiên KỲ LÂN LUXURY cũng sẽ chỉ đề cập một cách ngắn gọn các giá trị của chiếc Nautilus thế hệ đầu với mã hiệu 3700/1. Các dòng đồng hồ Nautilus đầu tiên được công chúng chiêm ngưỡng năm 1976 là mẫu 3700/1. Chiếc Patek Philippe Nautilus 3700/1 fullbox được sản xuất năm 1980 được đem ra đấu giá trên website uy tín của Bonhams năm 2003 là 9200 CHF.
Đến năm 2011 thì giá của Nautilus 3700/1 với hộp nguyên zin sản xuất năm 1977 được bán với giá 16.800 Bảng Anh (xấp xỉ 24.350 CHF).
Tới ngày 10/06/2015 thì Bonhams đã bán chiếc Nautilus 3700/1 cũng bản nguyên zin chỉ còn hộp với mức giá 23.750 Bảng Anh (xấp xỉ 36.200 CHF).
Ngày 15/5/2016 thì tại nhà đấu giá Phillips đã đấu giá thành công Nautilus Jumbo 3700/1 với giá khoảng 60.000 CHF (cao hơn 10.000 CHF dự kiến).
Thông tin thêm về chiếc Patek Philippe Nautilus Jumbo
Năm 2009, Genta đã trả lời phỏng vấn khi được hỏi về thiết kế của đồng hồ Nautilus. Tôi thấy vài người của Patek Philippe đang ăn tối ở nhà hàng, tôi liền tự thách thức mình liệu có sản xuất được các mẫu đồng hồ nguyên bản thể thao xa xỉ khác ngoài thiết kế Rolex Oak hay không. Và rồi chỉ sau 5 phút thì chiếc Nautilus đầu tiên ra đời”.
Với nguồn cảm hứng về thiết kế của Nautilus chính là cửa sổ ở trên tàu biển. Khi ở bên trong boong tàu hướng ra đại dương mênh mông. Tám cạnh của vành Bezel được bo tròn để liên tưởng tới hình tròn nhưng nó không hẳn là tròn, một chi tiết nhỏ nhưng hiệu quả về mặt thẩm mỹ cực lớn. Bezel đã được chải xước, vát cạnh đem tới cảm giác mềm mại, dễ chịu so với các dòng Royal Oak.
Nautilus – dòng đồng hồ thể thao với cấu trúc vững chắc, khả năng chịu nước cao tới 120m với cấu trúc vỏ nguyên khối được kết hợp với miếng Zoang cao su chống nước giữa phần vỏ và Bezel. Khỏe khoắn, mạnh mẽ ở phần lớp vỏ trái ngược hoàn toàn với mẫu model 3700.
Khi nhắc tới thành công của Nautilus thì bỏ qua phần mặt số tinh tế là một sự thiếu sót trầm trọng. Hiện nay chiếc Jumbo 3700 với mặt số màu xám đậm hay màu tối do ảnh hưởng của thời gian. Khi xem các tấm ảnh được hãng cung cấp thì nguyên bản phần mặt số đều có màu xanh xám với các đường kẻ ngang xếp lớp.
Tương tự như dòng Audemars Piguet hay Vacheron Constantin, Patek Philippe Nautilus cũng sử dụng cỗ máy của Jaeger Lecoultre 920, nó được nâng cấp và đổi thành Patek Philippe CH 28 – 255. Cỗ máy này dày khoảng 3.05mm và được ví là một trong các cỗ máy tự động mỏng nhất những năm 1970.
Cỗ máy CH 28 – 255 với 36 chân kính, đường kính khoảng 28mm với tần số dao động cỡ 19800 nhịp/giờ (tương đương 2,75HZ), thời gian trữ cót lên tới 40 tiếng cùng với sự cải tiến không ngừng của bánh xe Gyromax của Patek đã củng cố thêm phần nào sự ổn định cho mẫu Jumbo 3700. Chưa hết, sản phẩm còn được đánh giá cao với các đường vân sọc Geneva truyền thống được mài dũa, trau chuốt đầy chỉn chu.
Có 2 phiên bản với sự khác nhau về chiều rộng của dây. Đó là phiên bản đầu 3700 – 01A với chiều dài dây lớn và thẳng nhưng sau đó mãu Ref 3700 – 11A được sản xuất với kích cỡ dây nhỏ, thon và ngắn.
Phiên bản quý giá nhất cho mẫu Jumbo là phiên bản có vỏ làm từ Platinum – bạch kim với phần cọc số kim cương sản xuất năm 1981 và được bán bởi Christies trong năm 2013 với mức giá gần 800.000 Francs Thuỵ Sĩ.
Ngoài ra một phiên bản Jumbo “bạch tạng” được sản xuất bởi Stern Freres với kiểu dáng tương tự như vậy chỉ khác ở phần màu của mặt số. Mức giá bán khoảng 250.000 Frans Thụy Sĩ được sản xuất từ cuối năm 1978 và bán năm 2015.
Chiếc Patek Philippe Jumbo Nautilus được xem là chiếc Patek Philippe đầu tiên, người cha đe của dòng thương hiệu Patek. Vậy còn chần chừ gì nữa hãy nhanh chân đến với shop KỲ LÂN LUXURY để chiêm ngưỡng tận mắt sản phẩm này cũng như khám phá các dòng máy Rolex thời thượng của shop nhé!