{GÓC KỸ THUẬT} Tần suất hoạt động của đồng hồ là gì? – Đồng hồ tần suất cao hay thấp thì tốt? (PHẦN 2)

Đăng bởi Nguyễn Kỳ Lân Luxury vào lúc 09/12/2020

Tần suất hoạt động nhanh có thực sự tạo ra độ chính xác cao cho đồng hồ?

Đối với đồng hồ cơ, bảng sai số lý thuyết với tần suất hoạt động khác nhau:

  • 18000 vph (2.5Hz): sai số lý thuyết trong khoảng -30 đến +60giây/ngày
  • 21600 vph (3Hz): sai số lý thuyết trong khoảng -20 đến +40giây/ngày
  • 25200 vph (3.5Hz): sai số lý thuyết trong khoảng -15 đến +30giây/ngày
  • 28800 vph (4Hz): sai số lý thuyết trong khoảng -15 đến +20giây/ngày
  • 36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết trong khoảng -10 đến +15 giây/ngày

Với tần suất cao thì chuyển động kim giây càng nhanh.

Bạn hãy cùng nhìn những dòng sản phẩm đồng hồ quả lắc nổi tiếng của Sigmund Riefler. Các mẫu này với độ chính xác rất cao được dùng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm của các nước ở những năm thế kỷ 19 với sai số chỉ +-1/100giây/ngày với tần suất chỉ 0.5Hz.

Có thể thấy ý nghĩa tần suất cho đồng hồ như dùng hai cây thước với đơn vị khác để đo cùng một vật như để đo vật dài khoảng 1dm thì nên sử dụng hai cây thước có đơn vị là cm và mm để kết quả cho ra là 10cm còn thước kia là 100mm.

Tần suất ở đồng hồ cơ nhanh hoặc chậm thì chỉ dùng để có thể đo đúng theo chuẩn giờ nguyên tử đã được quy ước. Thay bởi việc giữ ổn định của tần suất mới là yếu tố cần thiết trong việc tạo ra độ chính xác của đồng hồ. Cho nên các mẫu đồng hồ chính xác nhất là mẫu chỉ cố định chắc chắn ở một vị trí như đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn hoặc đồng hồ nguyên tử.

Mặc dù đúng là tần suất hoạt động nhanh hoặc chậm là yếu tố giúp cho đồng hồ có thể hiển thị chính xác nhưng sự ổn định về tần suất mới là điều quan trọng để cho đồng hồ luôn chính xác.

Điều này đúng với mọi chuyển động từ bộ đo Chronograph của đồng hồ cơ, giữ được ổn định tần suất thì đồng hồ sẽ cho thời gian chính xác.

Có nhiều yếu tố tác động khiến đồng hồ mất đi sự ổn định tần suất có thể kể tới như nhiệt độ, ma sát, trọng lực, từ trường… Để có một dòng đồng hồ chính xác thì nhà chế tác phải thiết kế sản phẩm làm sao để các yếu tố trên không gây ảnh hưởng tới tần suất của bộ máy.

Cho nên các hiệp hội kiểm nghiệm về đồng hồ thường dùng các yếu tố này để kiểm tra độ ổn định tần suất của đồng hồ.

Ví dụ như hiệp hội COSC Thụy Sỹ đã sử dụng hai yếu tố là vị trí đặt đồng hồ và nhiệt độ để có thể thử nghiệm chính xác các mẫu. Nếu đồng hồ vượt qua được hai yếu tố này thì giữ vững tần suất hoạt động với độ sai số ở trong khoảng từ -4 đến +6giây/ngày thì được công nhận chính xác Chronometer danh giá.

Thực tế thì nếu nguồn năng lượng, nhiệt độ không đổi thì các bánh răng không bị ma sát được đặt ở một môi trường tĩnh, không chấn động, không từ tính thì cỗ máy cơ tự động dù ở tần số nào cũng có độ chính xác gần như cỗ máy pin ở tần suất cỡ 32.000 Hz.

Đồng hồ pin chính xác hơn đồng hồ cơ bởi nó có tần suất hoạt động bằng điện năng không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài ngoại trừ nước, luôn có sự ổn định cao.

Ưu, nhược điểm của máy cơ tần suất thấp và cao

Ưu nhược điểm máy cơ tần suất cao là gì?

Ưu điểm:

  • Đồng hồ cơ tần suất càng cao thì hoạt động càng nhanh, kim giây “trôi” càng mượt và đẹp mang tới tính thanh thoát, sang trọn hơn dòng đồng hồ cơ.
  • Làm tăng thêm khả năng chống lực sốc bởi để làm gián đoạn tần suất ở mức nào đó thì phải tác động một lực rung lớn ở mức lớn (ví dụ nếu muốn làm gián đoạn bộ máy chuyển động cỡ 6Hz thì cần phải có lực tác động hoặc lực rung mạnh hơn 6Hz). Cho nên các dòng đồng hồ thể thao máy cơ của các hãng xa xỉ thường có tần suất cao.

Khuyết điểm:

  • Mau khô dầu và làm mòn máy bởi ma sát nhanh và mạnh từ việc chuyển động tần suất cao, khi sử dụng thì đồng hồ tần suất cao phải thường xuyên kiểm tra sự sai số và bảo dưỡng lau dầu từ 1 – 2 năm.
  • Thời gian trữ cót của máy tần suất cao khá thấp bởi mẫu máy cần nguồn năng lượng lớn để có thể duy trì được mức độ hoạt động ổn định.
  • Đồng hồ máy cơ tần suất cao khó bảo dưỡng bởi giá tiền bảo dưỡng khá đắt do phần bánh cân bằng nhỏ và khó căn chỉnh tần suất để có thể đạt được mức độ sai số quy ước của dòng đồng hồ.

Ưu nhược điểm máy cơ tần suất thấp:

Ưu điểm:

  • Thời gian cần bảo dưỡng cho lâu dầu lâu dài từ 3 – 5 năm do cỗ máy hoạt động chưa tốt, ít ma sát mài mòn nhanh
  • Tuổi thọ sử dụng lâu dài
  • Thời gian trữ cót lâu
  • Dễ bảo dưỡng và căn chỉnh sai số

Khuyết điểm:

  • Chuyển động trôi của kim khá cứng và thô hơn
  • Hạn chế lực sốc tác động mạnh không bằng tới máy cơ tần suất cao nhưng điều này có thể khắc phục qua hệ thống chống lực sốc nổi tiếng như Parashock, Incabloc…

Thực sự thì với các ưu điểm vượt trội trên thì đồng hồ cơ máy tần suất thấp vẫn là sản phẩm máy cơ được sử dụng thông dụng nhất, dễ sử dụng nhất và tiết kiệm túi tiền người dùng. Và dòng máy cơ tần suất cao mang tới nét mượt mà, sang trọn hơn nhiều so với các mẫu mã đồng hồ khác.

 

Trên đây là những chia sẻ của shop KỲ LÂN LUXURY muốn gửi gắm với khách hàng về những lý giải xoay quanh vấn đề nên sử dụng đồng hồ cơ tần suất thấp hay tần suất cao. Mong rằng đó sẽ là một phần thông tin hữu ích dành cho khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như giá cả phải chăng nhất. Cảm ơn bạn đọc đã dõi theo bài viết này nhé!

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kỳ Lân Luxury
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
zalo