Giải mã: Chức năng Chronograph của đồng hồ cơ

Đăng bởi Nguyễn Kỳ Lân Luxury vào lúc 13/07/2020

 

Nhắc tới các tính năng của đồng hồ, người ta liên tưởng ngay đến “sự phức tạp” đi kèm khi nó nâng bộ máy đồng hồ cơ truyền thống lên một cấp độ mới. Đồng hồ Chronograph là một trong những tiên phong và vẫn luôn thu hút cái nhìn của những người đam mê đồng hồ qua hàng thế kỷ. Mọi thắc mắc về chức năng Chronograph sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của shop KỲ LÂN LUXURY!

Chronograph hay Đồng hồ Chronograph là gì?

Nói một cách đơn giản nhất thì Chronograph thực chất là đồng hồ bấm giờ, hay đồng hồ “ghi thời gian” như chính cái tên Chronograph (tiếng Hy Lạp). Nó được sử dụng để theo dõi thời gian của một hoạt động hoặc sự kiện. 

Mục đích ban đầu của việc phát minh Chronograph là để phục vụ cho quan sát chiêm tinh, nhưng dần dần những chiếc đồng hồ này được sử dụng phổ biến với các hoạt động của con người.

Lịch sử của đồng hồ Chronograph

Có hai người thợ chế tác được nhắc đến khi nói về sự ra đời của Chronograph, đó là: Louis Moinet và Nicolas Mathieu Rieussec. Cả hai ông đều là người Pháp.

Thực tế, Moinet chính là người phát minh ra đồng hồ bấm giờ đầu tiên vào năm 1816. Mục đích sử dụng cho chiêm tinh học, nó không được thiết kế với việc sử dụng hàng ngày như bây giờ.

Đến năm 1821, Rieussec - một người thợ đồng hồ đáng kính đã được được vua Louis XVIII ủy quyền xây dựng một chiếc đồng hồ bấm giờ cá nhân. 

Vẫn có nhiều tranh cãi về mốc thời gian phát minh của đồng hồ Chronograph. Mãi cho đến năm 2013, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng chính Moinet là người đã sáng tạo ra chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên.

Cách thức hoạt động của đồng hồ Chronograph như thế nào?

Nếu không màng tới độ phức tạp của bộ máy bên trong thì cách sử dụng đồng hồ bấm giờ rất đơn giản và trực quan. 

Ở dạng cơ bản nhất, đồng hồ bấm giờ sẽ có thêm kim dây (Chronograph Second Hand) để ghi thời gian ngắn. Hầu hết các đồng hồ hiện đại có khả năng đo phút và thậm chí hàng giờ, với một số có khả năng đo khoảng thời gian là 12 hoặc hơn nữa là 24 giờ.

Chức năng bấm giờ được vận hành bởi hai nút bên cạnh đồng hồ. Thông thường là bên phải do thói quen đeo đồng hồ bên trái của mọi người. 

  • Nút đầu tiên hướng 2 giờ là nút Khởi động/Dừng lại (Start/Stop)

  • Nút phía dưới hướng 4 giờ là nút Đặt lại (Reset), đặt lại kim bấm giờ về ban đầu.

Tuy nhiên phần khó hiểu ở đây là việc hiểu các mặt số phụ khác nhau tạo nên đồng hồ bấm giờ. 

Đồng hồ bấm giờ thường bao gồm 3 kim: kim giây, kim phút và kim giờ. Dưới đây là ví dụ về chiếc Omega Speedmaster.

Kim giây trên đồng hồ bấm giờ là kim trung tâm, dài và mỏng. Không giống như kim dây trên đồng hồ thông thường, nó chỉ di chuyển khi chúng ta khởi động đồng hồ bấm giờ.

Còn kim giây chỉ thời gian hiện tại thì sao? Điều đó được thể hiện qua mặt số phụ ở phía 3 giờ rồi và kim giây này vẫn tiếp tục di chuyển ngay cả khi kim dây của đồng hồ bấm giờ bị dừng lại.

Kim phút và kim giờ của đồng hồ bấm giờ lần lượt là mặt số phụ ở vị trí 9 giờ và 6 giờ của đồng hồ. Tương ứng ghi tối đa là 30 phút và 12 giờ.

Đồng hồ Chronograph đã phổ biến kể từ thế kỷ 20 nên nó cũng đã được ứng dụng nhiều hơn bên cạnh việc bấm giờ cho các hoạt động. Chính đồng hồ bấm giờ đã mở đường cho tất cả các biến thể khác như: Tachymeter (máy đo tốc độ, tính khoảng cách), Altimeters (đo độ cao), va Pedometers (đo bước). 

Chúng ta có nên mua đồng hồ Chronograph?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, ta có thể dễ dàng sử dụng chức năng bấm giờ trong các thiết bị điện tử. Việc sử dụng một chiếc đồng hồ để bấm giờ được ví như dùng tiền mặt mà không dùng thẻ ATM. 

Còn với những người đam mê đồng hồ thì ngược lại. Đó là sự thuận tiện và chủ động bên cạnh những chiếc đồng hồ tinh xảo, thời trang và đầy sức hút. Cho dù ta có thực sự cần các chức năng của Chronograph hay không? Chắc chắn, chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc nếu một lần được sở hữu chúng.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kỳ Lân Luxury
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
zalo