“GHIM” Sự khác biệt giữa chứng nhận Superlative Chronometer của Rolex và Master Chronometer của Omega như thế nào?

Đăng bởi Nguyễn Kỳ Lân Luxury vào lúc 24/11/2020

Omega, Rolex – hai thương hiệu lâu đời có tầm ảnh hưởng lớn với người chơi đồng hồ. Như bạn đã biết, hai thương hiệu này với lịch sử lâu đời và dễ được nhận diện ở Việt Nam, nó là các sản phẩm đi đầu đại diện cho sự chính xác, bền bỉ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử thì hai dòng máy này luôn được nâng cao về kỹ thuật cải tiến mang tới các thiết kế bộ máy hoàn hảo nhất.

Để đảm bảo được sự chính xác, độ bền bỉ thì các dòng máy này được sản xuất đều phải trải qua quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Với Rolex là  quy trình Superlative Chronometer Officialy Certified và dòng Omega chính là Master Chronometer. Vậy giữa chúng có điểm giống, khác nhau như thế nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đồng hồ Rolex – chứng nhận Superlative Chronometer Officially Certified về độ chính xác

Vài năm trở lại đây, các dòng máy Rolex khi xuất xưởng đều được kiểm định tiêu chuẩn Superlative Chronometer với độ chính xác từ -2/+2 giây/ngày. Rolex Superlative Chronometer luôn là thương hiệu tiếng tăm hàng đầu với tên gọi là Superlative Chronometer – tiêu chuẩn để đo độ chính xác được kiểm định bởi COSC.

Ở Thụy Sĩ, một bộ máy đồng hồ cơ học đều được đáp ứng các tiêu chí của dòng Chronometer đều sẽ được nhận giấy chứng nhận Chronometer bởi Viện kiểm định COSC. Trước năm 1951 thì các quy định liên quan tới rà soát đồng hồ là Chronometer khác nhau và yêu cầu đạt độ tiêu chuẩn chính xác ở mức thấp chỉ khoảng -4s đến 6s/ngày.

Chính điều này đã thôi thúc Rolex lựa chọn việc kiểm tra các chứng nhận chính thức và sở hữu danh hiệu Officially Certified Chronometer để đảm bảo cho chất lượng của cỗ máy vào cuối năm 1930.

Sau đó thì một cải tiến kỹ thuật vào năm 1957 đã mang tới thành công vang dội cho Rolex. Rolex đã tung ra bộ máy thế hệ mới, bộ máy 1500 đinh vít Microstella vàng với phân phối độ chính xác tuyệt đối.

Sau hơn 60 năm thì vào đầu năm 2010 thì các bài kiểm tra về đạt Superlative Chronometer đã được cải thiện để thiết lập ra các tiêu chuẩn mới về sự hoàn hảo tuyệt đối của đồng hồ cơ. Để tạo ra các tiêu chuẩn mới thì Rolex đã phát triển không ngừng các bí quyết độc quyền với các thiết bị tối tân, chuyên môn kỹ thuật cao để có thể kiểm tra từng dòng đồng hồ xem có đạt chuẩn Superlative hay không. Chứng nhận độc quyền của Rolex là minh chứng rõ ràng cho việc mọi mẫu đồng hồ đều phải trải qua một quy trình các bài kiểm định vô cùng khắt khe do chính Rolex thực hiện ở các phòng thí nghiệm riêng.

Các bộ máy sẽ được gửi tới COSC -Controll Official Suisse des Chronometer – Swiss Official Chronometer Testing Institute – Viện kiểm định chất lượng đồng hồ Thụy Sĩ để được cấp giấy chứng nhận chính thức từ COSC. Với 15 ngày đêm thí nghiệm thì các chỉ tiêu gồm các năm vị trí tĩnh ở 3 nhiệt độ khác nhau cho ra kết quả như nhau thì chứng tỏ đủ điều kiện để được nhận chứng nhận COSC.

Kiểm tra cơ chế tự động lên giây của đồng hồ

Hiệu quả của cơ chế lên dây tự động được rà soát qua việc đảm bỏ cho các chuyển động được hoạt động hài hòa của con lắc luôn tối ưu và không hề bị cản trở bởi ma sát với phần vỏ.

Kiểm tra độ chống thấm nước

Khả năng chống thấm nước được kiểm tra lần đầu qua áp suất cao hơn so với áp suất công bố, lần thứ hai thông qua ngâm trong bể nước siêu áp. Việc kiểm tra không khí, kiểm tra nước như này được thực hiện qua một phương pháp riêng do Rolex tự sáng chế để đạt được sự chính xác tuyệt đối. Nếu đồng hồ ở độ sâu 100m mà được đảm bảo ở độ sâu này thì chứng tỏ nó được được kiểm định ở mức áp suất cao hơn 10% (110m). Trong khi đó thì dòng đồng hồ của thợ lặn ở mức 300, 1220, 3900 thì đều được kiểm tra ở mức áp suất cao khoảng hơn 25% để có thể đảm bảo được sự an toàn cho đồng hồ.

Kiểm tra năng lượng trữ cót

Khi đã được lên đầy cót thì đồng hồ sẽ được kiểm tra thời gian trữ cót thông qua việc đo xác định thời gian chạy tới lúc hết năng lượng cót rồi tiến hành so sánh với thời gian trữ cót trong phần thông số khoa học.

Tóm lại, Superlative Chronometer được hiểu là dòng máy có độ chính xác tuyệt đối được Rolex tạo ra với 4 tiêu chí:

  • Tự động lên dây cót hiệu quả
  • Hoạt động với sự sai số chỉ -2/+2 giây mỗi ngày
  • Khả năng chống thấm nước cao
  • Thời gian tích trữ năng lượng cót thực tế.

 

Vậy còn chứng nhận METAS của thương hiệu Omega như thế nào hãy cùng dõi theo phần thứ hai của bài viết nhé!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kỳ Lân Luxury
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
zalo