Chi tiết về việc cắt Sóng 2G và 3G ngày nay mà bạn cần biết

Đăng bởi Luxury Kỳ Lân | A.Pin vào lúc 26/07/2024

Sóng 2G và 3G, là hai trong số các thế hệ công nghệ di động đầu tiên, đã từng là nền tảng của viễn thông di động trong một khoảng thời gian khá dày, có thể nói là nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới như 4G và 5G, việc sử dụng sóng 2G và 3G đang dần giảm đi và hướng đến việc tắt sóng 2G và 3G trong tương lai. Để có thể hiểu rõ hơn về việc cắt Sóng 2G và 3G trong khoảng thời gian tới ở việt nam. Dưới đây là tóm tắt nhanh một cái nhìn tổng quan về hai công nghệ này mà bạn cần nên biết:

Chi tiết về việc cắt Sóng 2G và 3G ngày nay mà bạn cần biết

Ý nghĩa của Sóng 2G và 3G

Sóng 2G (Second Generation)
-    Sóng 2G, được ra mắt vào những năm 1990, chủ yếu sử dụng công nghệ GSM (Global System for Mobile Communications). 2G hoạt động mang đến khả năng truyền thông thoại kỹ thuật số, tin nhắn văn bản (SMS), và một số dịch vụ dữ liệu cơ bản như GPRS và EDGE.
-    Hiện nay, có nhiều nhà mạng đã bắt đầu hoặc đang trong quá trình ngừng cung cấp dịch vụ sóng 2G (cắt Sóng 2G). Do các công nghệ mới hơn đang dần ra đời và thay thế để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng tốt hơn. Tuy nhiên, 2G vẫn còn tồn tại ở một số khu vực, hoặc ở các quốc gia đang phát triển.

Sóng 3G (Third Generation)
-    Sóng 3G, được ra mắt vào những năm 2000, cho tốc độ dữ liệu cao hơn 2G nhiều và hỗ trợ các ứng dụng internet di động phức tạp hơn. Các công nghệ phổ biến trong 3G bao gồm UMTS (Universal Mobile Telecommunications System) và CDMA2000.
-    Tương tự như 2G, 3G cũng đang dần được thay thế bởi các công nghệ 4G và 5G, vốn cung cấp tốc độ cao hơn và khả năng xử lý dữ liệu tốt hơn. 

Lý do các nhà mạng thay thế sóng 2G để chuyển sang 3G, 4G và 5G

Đầu tiên để đề cập đến Sóng điện thoại thì ta có thể nghĩ ngay đến là hiệu suất và tốc độ: Đối với Sóng 4G và 5G sẽ cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao và nhanh hơn nhiều, giảm độ trễ, và cải thiện chất lượng dịch vụ (đặc biệt là các dịch vụ trực tuyến).

Thứ hai là việc sử dụng băng tần hiệu quả hơn, cho phép nhiều thiết bị kết nối đồng thời và cải thiện vùng phủ sóng.

Cuối cùng là độ an toàn và bảo mật mạnh mẽ hơn, giúp bảo vệ dữ liệu người dùng tốt hơn trong quá trình sử dụng.

Chi tiết về việc cắt Sóng 2G và 3G ngày nay mà bạn cần biết

Hiện nay 2G còn sử dụng được không?

Hiện nay, sóng 2G vẫn còn được sử dụng ở một số khu vực và quốc gia, mặc dù việc sử dụng nó đang giảm dần và có thể ngừng cung cấp theo quy định của nhà nước. Nếu sóng 2G bị cắt và bạn đang sử dụng một thiết bị chỉ hỗ trợ 2G, bạn sẽ cần nâng cấp thiết bị mới hơn để tiếp tục sử dụng dịch vụ di động. Nếu thiết bị của bạn hỗ trợ các công nghệ mạng mới hơn như 3G, 4G và 5G, bạn sẽ vẫn sử dụng được bình thường trong khu vực của bạn.

Điện thoại chỉ hỗ trợ 2G: Nếu điện thoại của bạn chỉ hỗ trợ mạng 2G, bạn sẽ không thể thực hiện cuộc gọi, nhắn tin SMS, hoặc sử dụng dữ liệu di động khi sóng 2G bị ngừng cung cấp. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần nâng cấp lên một thiết bị hỗ trợ mạng 3G, 4G, hoặc 5G để tiếp tục sử dụng các dịch vụ này.

Điện thoại hỗ trợ 3G trở lên: Nếu điện thoại của bạn hỗ trợ mạng 2G, 3G, 4G, hoặc 5G, việc ngừng cung cấp sóng 2G sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng điện thoại của bạn. Thiết bị sẽ tự động kết nối với mạng cao hơn (3G, 4G, 5G) nếu có sẵn. 

Tuy nhiên, nếu bạn sống ở khu vực chỉ có phủ sóng 2G (và không có sóng 3G, 4G, hoặc 5G), thì bạn sẽ không thể sử dụng dịch vụ di động. Theo ông Nguyễn Phong Nhã (Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông) “Chủ trương dừng sóng 2G, chuyển sang 4G là nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, giúp người dân có thể tiếp cận các dịch vụ công, giao dịch trên môi trường hiện đại với tốc độ cao”.

Câu hỏi: Việc cắt sóng 2G ở Việt Nam bắt đầu từ lúc nào?

Theo kế hoạch của Bộ TT&TT, thừ thời điểm được công bố cho đến tháng 9/2024 sẽ không còn thiết bị di động sử dụng mạng 2G và sẽ tắt sóng 2G hoàn toàn vào tháng 9 năm 2026.

Như vậy tới tháng 9 năm 2024, những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ 2G Only sẽ mất kết nối hoàn toàn.

Sử dụng điện thoại bàn phím nào để nghe gọi khi cắt Sóng 2G

Dòng điện thoại bàn phím đã được ra đời khá lâu và hiện tại nó vẫn còn đang được sử dụng rất nhiều bởi tính tiện dụng, nhỏ gọn, pin lâu, đơn giản và đặc biệt là dễ thao tác,… Khi nhà mạng ngừng sóng 2G, chỉ những sản phẩm điện thoại bàn phím đời cũ hỗ trợ mạng 2G mới không thể tiếp tục sử dụng. Còn hiện nay, nhiều chiếc điện thoại bàn phím đã hỗ trợ mạng 3G, 4G và những sản phẩm này vẫn có thể tiếp tục sử dụng một cách bình thường.

Câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm đến là: Khi cắt Sóng 2G thì những dòng điện thoại hạng sang như Nokia 8800 hay đặc biệt là Vertu có sử dụng được hay không?

Điện thoại cao cấp hạng sang Vertu Signature S 3G

Đối với dòng điện thoại Vertu, đặc biệt là các mẫu cũ được sản xuất từ rất lâu như Vertu Ascent hay Vertu Ayxta,… thường sẽ được hoạt động trên mạng 2G. Nếu mạng 2G bị cắt, điện thoại Vertu đời cũ sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối và sử dụng các tính năng liên quan đến mạng. Nhưng những dòng máy này hiện nay rất ít.

Tuy nhiên, đối với những mẫu điện thoại Vertu đời mới như Vertu Ti, Vertu Signature S, Vertu Constellation X,… vẫn có thể hoạt động cả mạng 3G hoặc 4G thậm chí là 5G bình thường.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kỳ Lân Luxury
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
zalo