Chân kính đồng hồ thường được gọi là Jewel, đây là một chi tiêt được thiết kế ra nhằm giảm ma sát ở những nơi có ma sát lớn trên đồng hồ. Món linh kiện này sẽ đảm bảo nhiệm vụ giảm bớt sựu hao mòn ở những chi tiết hoạt động liên tục trên máy. Cụm từ “Jewel” có nghĩa là đá quý và những chi tiết này thật sự đều được làm từ đá quý. Với những chiếc đồng hồ lộ cơ thì đây ngoài là một chi tiết giúp máy vận hành tốt hơn nó còn có nhiệm vụ trang trí và tô điểm thêm tăng sự đẳng cấp cho đồng hồ.
Từ chân kính lại có xuất phát từ Trung Quốc, có nghĩa là chân bằng kính, trong đó chân là giá đỡ và kính để ám chỉ sự trong suốt.
Tác dụng của chân kính đối với đồng hồ
Với món linh kiện này thì nó có tác dụng làm giảm ma sát ở những chi tiết hoạt động liên tục trên đồng hồ, giúp tăng tuổi thọ của những chi tiết này lên rất nhiều, khiến chúng bền hơn. Ngoài ra tác dụng chống sốc cũng vô cùng tốt kèm theo đó cũng sẽ làm tăng giá trị của chiếc đồng hồ lên đáng kể.
Hiện nay với mỗi loại đồng hồ khác nhau sẽ có nhiều loại chân kính khác nhau, có loại còn có lỗ, có loại tròn không lỗ, ngay cả hình dẹt hay hình vuông hay con lăn vẫn có. Đối với số lượng theo thống kê trugn bình trên mỗi dòng đồng hồ sẽ như sau. Với đồng hồ cơ lên dây thì tầm khoảng 17 chân kính, jn đồng hồ tự động là 21 và nên có trên đồng hồ pin là 4. Tùy theo mỗi mẫu đồng hồ khác nhau mà sẽ có một số lượng chân kính khác nhau.
Hiện nay trên thị trường còn có những trường hợp lắp thêm chân kính để tăng giá bán sản phẩm. Nhưng điều này lại làm tổn hại rất nhiều đến đồng hồ. Chính vì thế mà trước khi chọn mua đồng hồ bạn nên tìm hiểu thật kỹ, đừng nhìn vẻ bề ngoài rất dễ bị lầm nhé.
Nhìn chung, đây là một trong những món linh kiện hữu dụng và nhiều tính năng trên một chiếc đồng hồ. Thường những chiếc chân kính sẽ rất nổi bật và còn có những chiếc đồng hồ sử dụng chân kính là Ruby nên màu sắc rất đẹp. Sự nổi bật và tinh xảo của những chi tiết cơ trên đồng hồ hòa huyện với màu sắc của những chiếc chân kính khiến chúng tăng thêm sự đẳng cấp và nổi bật.