Hiện nay đồng hồ được sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau để chế tác, trong đó thép không gỉ là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, có nhiều người sẽ không biết thép không gỉ là gì và cách phân biệt giữa loại thép này với những chất liệu khác là như thế nào. Trong bài viết này Kỳ Lân sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và cách dùng nam châm để phân biệt thép không ghỉ một cách đơn giản nhất có thể.
Thép không gỉ là hợp kim có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ, chống biến màu vì trong thành phần chứa tối thiểu 10,5 % Crôm (Chromium). Với hợp chất này thì chiếc đồng hồ luôn ở tình trạng như mới, không bị gỉ theo thời gian cũng như không bị ăn mòn. Thông thường thép dùng để làm đồng hồ là thép 316L và 904L. Vì là chất liệu đặc biệt cho nên giá thành của loại thép này cũng khá cao.
Cách sử dụng nam châm để phân biệt đồng hồ thép
Tùy theo những mẫu đồng hồ khác nhau mà sẽ lựa chọn những chi tiết được làm từ thép không gỉ. Các chi tiết như vỏ, nắp lưng, mắt dây, khóa,... Những chi tiết được sử dụng chất liệu này sẽ không bị ăn mòn, bền với nhiệt, không bị nhiễm từ nên không bị nam châm hút. Cách phân biệt là bạn nên sử dụng nam châm nhỏ, không nên sử dụng nam châm quá lớn vì như thế sẽ khiến đồng hồ bị nhiễm từ. Đặt nam châm vào đồng hồ, nếu như nam châm bị hút chứng tỏ đó không phải là thép không gỉ. Còn nếu như cả hai đặt cạnh nhau mà không xảy ra vấn đề gỉ cả thì đó đích thực là thép không gỉ cao cấp.
Những vị trí để kiểm tra an toàn nhất trên đồng hồ
Đối với đồng hồ thì nên đặt nam châm ở thành vỏ là tốt nhất, tránh đặt gần mặt số và kim đồng hồ. Nếu là dây thì đặt ở các mắt dây, còn là khóa thì đặt lên thân khóa để kiểm tra là tốt nhất. Tuy được chế tạo từ thép không gỉ, nhưng những chi tiết nhỏ trên đồng hồ như ốc vít hay các chốt có thể là không được làm từ chất liệu này. Vì thế mà chúng có thể hút nam châm và gây ra kết quả sai khi kiểm tra.
Như đã nói lúc đầu, không nên sử dụng nam châm quá lớn bởi vì như vậy sẽ rất dễ khiến đồng hồ bị nhiễm từ. Điều này sẽ dẫn đến đồng hồ có thể chạy nhanh hơn hay chậm hơn, thậm chí là hư hỏng bộ máy bên trong. Và tuyệt đối không đặt nam châm quá lâu vào đồng hồ, bởi vì nếu là những chất liệu không phải là thép không gỉ nó sẽ tác dụng với nam châm và dẫn đến chiếc đồng hồ đó được đem đi kiểm tra thành đang phá hủy nó.
Đây là những cách để kiểm tra chất liệu thép trên đồng hồ bằng nam châm một cách đơn giản nhất. Tuy đơn giản nhưng lại có rất ít người biết nhé, khá hiệu quả cho những cuộc kiểm tra đơn giản. Hi vọng cách này sẽ giúp ích được các bạn nào đang tìm hiểu về chất liệu đồng hồ. Chúc các bạn thành công.